Đề án nhân lực 2020: Tiềm năng rộng mở của ngành công nghệ thông tin

Trong đề án nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 đã nhấn mạnh xây dựng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Đề án nhân lực 2020 cần 10.000 nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2025

Thời đại công nghệ 4.0, con người đang nhắm đến hướng phát triển các nền công nghệ vì vậy ngành CNTT đang có sức hút lớn đối với các sinh viên hiện nay. Tại rất nhiều trường ĐH, ngành này đang thuộc top những ngành hot nhất và được săn đón nhất.

Ngành Công nghệ thông tin đang trở thành ngành hot nhất năm 2020

CNTT là lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao; được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Đặc biệt khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng là một yếu tố không thể thiếu sau khi tốt nghiệp cử nhân.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhân lực ngành CNTT, đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành CNTT. Tính đến năm 2018, cả nước còn thiếu khoảng 400.000 nhân lực cho lĩnh vực này.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, theo mục tiêu đề án nhân lực, đến hết năm 2020 cần đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực CNTT làm việc tại Huế; phấn đấu đến năm 2025 đạt 10.000 lao động CNTT phục vụ phát triển Công nghiệp phần mềm.

Cũng theo đề án nhân lực, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng và thực hiện được giải pháp, chiến lược, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực CNTT giữa nhà nước, cơ sở đào tạo, thị trường lao động CNTT cho tỉnh một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài.

Đề án nhân lực 2020 cần 10.000 nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2025

Đồng thời thu hút, kêu gọi được 15 doanh nghiệp trong nước và 03 doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia hợp tác, đầu tư tại tỉnh trong năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ triển khai khởi công xây dựng Khu Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, là nơi ươm mầm sáng tạo trong lĩnh vực CNTT.

Tổ chức tốt công tác phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu trong lĩnh vực công nghiệp CNTT làm tiền đề cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển công nghiệp CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhân lực ngành CNTT nói chung và theo đề án nhân lực CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng và sự khan hiếm nhân lực trong ngành nghề này.

Học An ninh mạng tại Huế nhận bằng quốc tế - cơ hội “vàng” cho sinh viên

Khoa Quốc tế, Đại học Huế là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Hiện nay, Khoa Quốc tế chú trọng vào 3 ngành chính đó là: CNTT về An ninh mạng và Khoa học dữ liệu, Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí liên kết Đại học KREMS Áo, Quan hệ quốc tế.

Khoa Quốc tế, Đại học Huế tự hào là cơ sở giáo dục uy tín và chất lượng

Trong đó, CNTT về An ninh mạng và Khoa học dữ liệu liên kết ĐH Turku Phần Lan là ngành có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Với 3 năm đào tạo (2 năm học tại Việt Nam và 01 năm học tại Đại học Turku Phần Lan), sinh viên không chỉ đảm bảo về kiến thức, kỹ năng mà hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Anh sau khi ra trường. Bởi vì, sinh viên phải đạt trình độ ngoại ngữ IELTS 6.0 cuối năm thứ 2 để có thể du học năm 3 tại Phần Lan.

Đặc biệt hơn, ngành CNTT về An ninh mạng và Khoa học dữ liệu tại Khoa Quốc tế luôn chú trọng chương trình được thiết kế cập nhật, hiện đại, đáp ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, sinh viên luôn tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại nhất.

Thêm vào đó, lĩnh vực quản trị an ninh mạng có rất nhiều cơ hội thăng tiến, nhất là về mức lương, các chế độ đãi ngộ. Theo báo cáo của Công ty an ninh mạng Symatec tại Mỹ năm 2018, mức lương khởi điểm của kỹ sư quản trị an ninh mạng dao động từ 500 đến 700 USD, mức lương dành cho kỹ sư lành nghề tại các tập đoàn lớn lên tới 1.000 hoặc vài nghìn đô.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, quý phụ huynh và sinh viên đã hiểu rõ hơn về đề án nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 cũng như định hướng được con đường học vấn, sự nghiệp tương lai.